NCAP có ý nghĩa gì?
Trên mạng xã hội và thông tin online đang bàn tán nhiều vều các “Chương trình đánh giá xe mới” NCAP. Đặc biệt là chương trình ra mắt dòng xe mới MG tại Việt Nam luôn luôn đề cập tới tiêu chuẩn 5 sao Euro NCAP đối với dòng xe HS của họ tại Việt Nam. Vậy thì NCAP hay Euro NCAP có ý nghĩa gì? Và có giá trị thế nào tại Việt Nam.
NCAP là viết tắt của “New Car Assesment Program” – Chương trình đánh giá xe mới” được thành lập đầu tiên tại Mỹ bởi “Hội đồng an toàn giao thông quốc gia Mỹ” với nhiệm vụ đánh giá các thiết kế xe mới theo các tiêu chí an toàn tiêu chuẩn (New Car Assesment Program, 2020). Hiện nay các tiêu chí an toàn NCAP được tiêu chuẩn hóa và mô hình được nhân rộng. Hiện có tổng cộng 12 tổ chức và trung tâm NCAP trên toàn thế giới. (New Car Assesment Program, 2020)
Đối với Việt Nam, chứng nhận an toàn chất lượng kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp bởi cục Đăng kiểm Việt Nam (Thông tư 05/2020/TT- BGTVT, 2020) là chứng chỉ duy nhất được công nhận về mặt pháp lý. Tuy nhiên chứng nhận này chỉ xác nhận xe đã đạt các yêu cầu tối thiểu theo tiêu chuẩn Việt Nam mà không xếp hạng chất lượng an toàn các dòng xe.
Bảng xếp hạng NCAP
NCAP đánh giá, chấm điểm xe ô tô tuy theo khả năng đáp ứng trong các bài kểm tra va chạm khắc nghiệt trong phòng thí nghiệm. Vậy xe MG HS 2.0 Trophy được đánh giá 5 sao Euro NCAP có ý nghĩa gì? Điều đó cho thấy MG HS 2.0 Trophy được tổ chức Euro NCAP đánh giá cao về khả năng an toàn. MG HS 2.0 Trophy được trang bị đầy đủ khả năng bảo vệ người dùng trên xe cũng như xung quanh khi xảy ra va chạm, đồng thời có đầy đủ trang bị phòng chống va chạm (How to read the STARS, 2020):
5 Sao: độ an toàn tổng thể cao, khả năng bảo vệ người trên xe tốt, được trang bị đầy đủ các tính năng tránh va chạm hiệu suất cao | |
4 Sao: độ an toàn tổng thể khá, khả năng bảo về người trên xe, được trang bị thêm một số tính năng tránh va chạm | |
3 Sao: độ an toàn tổng thể ở mức trung bình, không được trang bị thêm các tính năng tránh va chạm tiên tiến | |
2 Sao: độ bảo vệ an toàn tổng thể thấp, trang bị ít công nghệ tránh va chạm | |
1 Sao: độ bảo vệ an toàn tổng thể kém, có 1 vài công nghệ tránh va chạm | |
0 Sao: xe đủ tiêu chuẩn để có thể bán nhưng không được trang bị các tiêu chuẩn an toàn quan trọng |
Các bài kiểm tra an toàn Euro NCAP
Theo tiêu chuẩn cập nhật 2020, Euro NCAP có 9 bài kiểm tra va chạm (Euro Encap, 2020):
1. Va chạm đối đầu tốc độ cao
Xe thử nghiệm được cho va chạm đối đầu với vật cản khi cả hai đang di chuyển với tốc độ 50km/h. Bề mặt va chạm là một nửa mặt trước của xe.
2. Va chạm với tường cứng
Xe thử nghiệm được cho di chuyển tốc độ 50km/h đâm trực diện với bức tường cứng trước mặt.
3. Va chạm đâm ngang hông
Xe được mô phỏng bị đâmg ngang hông bởi xe khác đang chay ở tốc độ 50km/h.
4. Va chạm ngang hông bởi cột cứng
Xe được di chuyển trượt ngang với tốc độ 32km/h và va chạm với cột cứng, đối với phía ghế phụ.
5. Va chạm ngang hông bởi cột cứng phía ngoài
Xe được kiểm tra tương tự với bài kiểm tra Va chạm ngang hông bởi cột cứng, tuy nhiên đối với phía còn lại của xe.
6. Tác động lên người lái
Kiểm tra khả năng bảo vệ người lái của ghế lái khi bị tông xe từ phía sau
7. Tác động lên người đi đường (đi bộ/xe đạp)
- Va đậm vùng đầu
- Va đậm vùng hông đùi
- Va chạm vùng chân
- AEB (Tự động phanh) đối với người đi bộ
- AEB (Tự động phanh) đối với người đi xe đạp
8. Chức năng hỗ trợ an toàn
- AEB (Tự động phanh) tránh va chạm giữa xe – với – xe
- Tính năng hiển thị khi có người ngồi
- Trợ giúp cảnh báo tốc độ
- Trợ giúp giữ làn
9. Khả năng giải cứu khi bị nạn
Kiểm tra khả năng dễ dàng giải cứu người bị nạn ngay khi xảy ra tai nạn